Nhà mặt phố nên sử dụng cửa cuốn hay cửa kéo?

Cuộc sống hiện đại với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà mặt phố đã thúc đẩy sự ra đời của các dòng cửa cuốn và cửa kéo, góp phần làm cho ngôi nhà trở nên tiện nghi và sang trọng hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng cửa cuốn hay cửa kéo lại là băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Loại cửa nào đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng.

I. Thông tin về cửa kéo

1. Khái niệm

Cửa kéo là loại cửa được làm bằng chất liệu sắt, thép, nhôm, hoặc mạ kẽm, vận hành hoàn toàn bằng lực kéo đẩy của đôi tay người sử dụng và không hề phụ thuộc và nguồn điện. Chính sự vận hành này nên giá thành của cửa cuốn tay thường rẻ và được sử dụng phổ biến trên thị trường.

Cửa kéo được phân loại làm hai mẫu phổ thông hiện tại là cửa kéo có lá và cửa kéo không lá. Nếu như mẫu cửa kéo có lá thích hợp lắp cho những căn nhà phố, nhà ở thì loại cửa kéo không lá lại thích hợp lắp cho các căn hộ chung cư, shop nhỏ lẻ.

2. Cấu tạo

Cửa kéo bao gồm các bộ phận chính:

– Lá cửa kéo: làm công nghệ in hoa văn nổi với nhiều màu sắc như: xanh ngọc – vàng kem, xanh ngọc – xám…

– Thanh U: được làm bằng tôn mạ kẽm chất lượng cao, độ bền lớn. Trên các thanh u có gắn bạc đạn (hay còn gọi là máng treo) giúp cửa vận hành linh hoạt và êm ái.

– Nhíp la: được làm bằng sắt dày 1,8mm – 2,5mm (loại cao cấp) hoặc dùng loại tôn cuộn gấp mép 1,2mm

– Ray: được làm bằng sắt dày 8mm, có thể làm ray sống hoặc ray âm

– Một số phụ kiện cơ bản khác:

+ Hộp khóa làm bằng tôn màu 8 – 1.0 mm và được sơn tĩnh điện cao cấp có màu: ghi sần, vàng kem, giã gỗ

+ Khóa thông minh công nghệ Nhật chống trộm

+ Bát khóa: sử dụng bát khóa xuyên hộp rất chắn chắn, độ dày 8mm

+ Tay nắm cửa làm bằng inox 304, có khắc Logo Cửa Ngọc Anh

+ Tán đinh đôi (bằng máy)

3. Những lưu ý khi lắp đặt

– Đo đạc trước khi tiến hành lắp đặt để biết kích thước chọn cửa phù hợp

– Chọn loại cửa kéo chất lượng tốt

– Thường xuyên bảo dưỡng để kéo dài tuổi thọ của cửa, tránh tình trạng han gỉ.

4. Ưu điểm

– Cửa kéo có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng

– Mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú

– Giá cả phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng

– Cửa xếp nhẹ, vận hành êm ái và bền đẹp theo thời gian

– Ít hư hỏng, chi phí sửa chữa rẻ hơn

– Tuổi thọ sử dụng cao, quá trình bảo quản đơn giản.

5. Nhược điểm

– Nhược điểm lớn nhất của loại cửa này là khá ồn ào, khi đóng hoặc mở phát ra tiếng kêu vô cùng khó chịu

– Sau một thời gian dài sử dụng, nó còn xảy ra tình trạng han gỉ do tác động của thời tiết, các mẫu mã cửa sắt hiện nay cũng chưa tinh tế, vẫn còn khá thô

– Tính bảo mật không cao, kẻ gian dễ dàng bẻ khóa để đột nhập vào bên trong

– Phải dùng lực bằng tay để kéo, tốn sức

– Mẫu mã đơn giản, không sang trọng

II. Thông tin về cửa cuốn

1. Khái niệm

Cửa cuốn là một loại cửa gồm nhiều nan song song nối vào nhau bằng các hèm liên kết. Các nan được thiết kế rỗng và có hèm liên kết 1 đầu để có thể cuốn lồng vào nhau mà không bị rối khi xổ ra. Các nan thường được làm bằng vật liệu nhôm định hình sơn tĩnh điện hoặc inox, có thể đóng mở bằng động cơ hoặc kéo tay tùy theo nhu cầu khi lắp đặt.

2. Cấu tạo

Cấu tạo của cửa cuốn gồm 5 thành phần chính sau:

– Hệ thống lô cuốn: là phần cuốn tròn nan cửa và phần mặt bích. Các nan cửa sau khi kéo lên trên sẽ được cuộn tròn trong hộp cửa cuốn.

– Nan cửa cuốn: là bộ phận chính cấu tạo nên hình ảnh tổng thể bên ngoài của cửa cuốn. Độ dày mỏng của nan cửa cuốn phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất dựa theo diện tích cửa. Các nan cửa có kết cấu vững chắc và ăn khớp nên giúp giảm tiếng ồn do va đập khi có gió hoặc các tác động ngoại lực.

Hệ thống truyền động bao gồm các bộ phận: ray dẫn hướng, thanh đáy, giá đỡ, hệ thống xích tải, con lăn, zoăng cao su.

Hệ thống động cơ điện của cửa cuốn bao gồm: motor, hộp điều khiển, tay điều khiển, công tắc âm tường, mặt bích.

Các phụ kiện khác: cửa thoát hiểm khi gặp sự cố thiên tai; khóa chuyên dụng, thiết bị chống mở cửa chuyên dụng, thiết bị mở cửa khi mất điện; thiết bị báo động, mạch đèn báo sáng, rơ le chống xổ lô, sensor hồng ngoại, điều khiển bằng điện thoại; bộ lưu điện UPS là nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện. 

3. Những lưu ý khi lắp đặt

– Trước tiên cần lưu ý chọn những dòng cửa cuốn chất lượng tốt, nhà cung cấp uy tín. Sử dụng và vận hành đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

– Nên lắp cửa vào phía trong nhà để tránh nước bụi vào gây chập điện, hỏng hóc, giảm tuổi thọ của cửa.

– Đổi lại mã cửa bằng cách xóa mã cũ và nạp mã mới ngay sau khi cửa được lắp đặt và bàn giao để đảm bảo không bị sao chép mã điều khiển.

– Không để điều khiển từ xa nơi ẩm thấp, tránh nước và tránh nơi có nhiệt độ cao.

– Nút bấm âm tường phải lắp đặt ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ, tránh nước và nơi có độ ẩm cao.

– Hạn chế để trẻ nhỏ tự động điều khiển cửa cuốn để tránh tai nạn, rủi ro.

4. Ưu điểm

– Cửa cuốn được làm từ nguyên liệu cứng trắc, siêu êm, siêu nhẹ, hạn chế tiếng ồn khi vận hành nhờ công nghệ giảm chấn nên vô cùng thân thiện với cuộc sống.

– Tính thẩm mỹ cao: cửa cuốn đa dạng về kiểu dáng (cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn trong suốt, cửa cuốn nan lớn, cửa cuốn lớp…) với màu sắc bắt mắt. Các nan cửa được sơn tĩnh điện ngoài trời cao cấp giúp bề mặt nan phẳng đẹp.

– Sử dụng linh hoạt: dòng cửa này có khả năng kết hợp với ô xuyên sáng vừa mang tới ánh sáng tự nhiên vừa tô điểm thêm vẻ độc đáo cho mỗi công trình. Cửa cuốn có thể tự động điều chỉnh ở trạng thái đóng kín hoặc khe thoáng theo ý muốn.

– Cửa cuốn chiếm ít diện tích, kết cấu gọn, dễ dàng kết hợp với nhiều loại cửa khác. Có thể sử dụng cửa gỗ bên trong và cửa cuốn bên ngoài bảo vệ.

– Với công nghệ ARC chống sao chép mã số, cửa cuốn có khả năng chống trộm vượt trội so với các cửa truyền thống.

– Nhà giáp mặt đường thường đối mặt với khói bụi, nguy cơ đột nhập trộm cướp và tiếng ồn cũng cao hơn vì thế cửa cuốn ngày càng thịnh hành. 

– Tích hợp hàng loạt công nghệ hiện đại, mang đến cho người dùng những tiện ích mà không phải loại cửa nào cũng có được.

5. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, cửa cuốn cũng bộc lộ một vài nhược điểm khiến người dùng băn khoăn trong việc lựa chọn lắp cửa cuốn hay cửa kéo. Cụ thể:

 – So với những loại cửa bình thường khác, giá thành của cửa cuốn khá cao, đặc biệt là những loại cửa thế hệ mới.

– Cửa cuốn khá tiện lợi nhưng khi xảy ra hỏa hoạn lại trở thành vật cản cho việc thoát hiểm và chữa cháy nếu không lắp các thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ.

– Có nguy cơ bị dò sóng, copy mã số an ninh để trộm cắp, cửa cuốn nếu không biết lắp đặt đúng cách.

III. So sánh cửa cuốn và cửa kéo

1. Về nguyên vật liệu làm cửa

Cửa kéo thường sử dụng các chất liệu sắt, thép, nhôm… và chủ yếu dùng sức tay để đóng mở nên nếu cửa được làm từ các chất liệu nặng thì việc sử dụng cửa sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, chất liệu tạo nên cửa cuốn lại là các chất liệu siêu bền và nhẹ như thép mạ sơn tĩnh điện, inox… nên việc đóng mở tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, các loại cửa cuốn có sử dụng motor sẽ tiện hơn rất nhiều cho người sử dụng, tiết kiệm thời gian và công sức.

2. Về hình thức

Cửa cuốn được phủ bề mặt AKZONOBEL chuyên dụng, sơn cao cấp tĩnh điện, giúp bề mặt nan phẳng đẹp, với nhiều màu sắc sang trọng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong khi mẫu mã của cửa kéo đơn giản, không tạo nên sự sang trọng và bề thế cho ngôi nhà. Do vậy, cửa cuốn thường lắp đặt ở các nhà cao tầng hiện đại hay biệt thự sang trọng, còn cửa kéo sẽ thích hợp để dùng cho các căn hộ bình dân.

3. Về công nghệ

Cửa cuốn tích hợp các công nghệ hiện đại như: công nghệ giảm chấn, công nghệ cảm biến vật cản, công nghệ thoát hiểm, công nghệ chống sao chép mã số… để giúp cửa vận hành êm ái và an toàn, bền bỉ. Trong khi cửa kéo chỉ phục vụ cho một mục đích duy nhất là bảo vệ ngôi nhà và ngăn cản kẻ gian.

4. Về độ an toàn

Hầu hết cửa kéo đều phải sử dụng các loại khóa để khóa chặt cửa. Việc sử dụng các loại khóa này sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho kẻ gian tiếp cận, phá khóa, bẻ khóa với các loại kìm cường lực, công cụ mở khóa… Nhưng đối với cửa cuốn, chỉ có thể đóng, mở khi có dụng cụ điều khiển đồng bộ với cửa.

Bên cạnh đó, với việc sử dụng công nghệ cảm biến không dây, giúp cửa tự nhận diện và đảo chiều hoặc dừng lại khi phát hiện vật cản sẽ triệt tiêu nguy cơ bị kẹp vào cửa cuốn, đảm bảo an toàn cho người dùng.

5. Về giá cả

Với những tính năng và công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng nên cửa cuốn có giá cao hơn gấp 3 – 4 lần so với cửa kéo.

Qua những thông tin tổng quát và các tiêu chí so sánh cửa cuốn và cửa kéo, h hi vọng bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: nhà mặt phố nên dùng cửa cuốn hay cửa kéo? Chúc bạn có được sự lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất.

Banner-wasaki-ctkm-ho-tro-dai-ly