Cửa cuốn đồng bộ là gì?

Cửa cuốn là một loại cửa dùng trong xây dựng và nội thất, hoạt động dựa trên nguyên lý truyền chuyển động tròn của động cơ sang chuyển động thẳng đứng của thân cửa. Để giúp cửa vận hành êm ái, bền bỉ, đồng thời kiểm soát được chất lượng cửa, chúng ta cần phải kết nối các bộ phận khác nhau thành một thể thống nhất. Xuất phát từ mục đích đó, cửa cuốn đồng bộ ra đời đem đến cho người dùng sự yên tâm và tin tưởng tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

I. Khái niệm cửa cuốn đồng bộ

Cửa cuốn đồng bộ hiểu đơn giản đó là một bộ cửa hoàn chỉnh, bao gồm đầy đủ phụ kiện và trang thiết bị đảm bảo cho hệ thống cửa vận hành một cách trơn tru và bền bỉ. Một bộ cửa cuốn đồng bộ thông thường bao gồm:

– Hệ thống lô cuốn

– Nan cửa

– Hệ thống truyền động

– Hệ thống động cơ điện

Tất cả những bộ phận này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của bộ cửa. Chúng được kết nối với nhau thành 1 thể thống nhất, giúp cửa vận hành êm ái, bền bỉ và tăng tuổi thọ cho cửa. Do đó, tính đồng bộ của các bộ phận này là điểm then chốt tạo nên một bộ cửa cuốn tốt, mang đến cho người dùng sự an tâm tuyệt đối và tiết kiệm chi phí tối đa trong quá trình vận hành.

II. Các chi tiết cấu tạo của cửa cuốn đồng bộ

1. Hệ thống lô cuốn

Xét về cấu tạo của cửa cuốn đồng bộ, đầu tiên phải nhắc đến hệ thống lô cuốn là phần cuốn tròn nan cửa và phần mặt bích. Thông thường, lô cuốn được làm từ nhựa nylon-6. Đây là một loại nhựa cao cấp có khả năng chịu sự ăn mòn cao, độ cứng tốt nhưng lại có trọng lượng siêu nhẹ. Điều này giúp cho cửa cuốn hoạt động bền bỉ và có độ chính xác tuyệt đối.

Đi kèm với lô cuốn là lò xo: bộ phận này làm cho cửa cuốn có kết cấu xoắn, tạo ra khả năng ôm sát vào trục nhằm mục đích không tạo ra tiếng ồn trong quá trình cửa lên/xuống.

– Hộp cửa cuốn: các nan cửa sau khi cuốn lên trên sẽ được cuộn tròn trong hộp cửa cuốn. Đây là hộp kỹ thuật lắp che lô cuốn, vừa có tác dụng che mưa che nắng vừa bảo vệ và tạo độ thẩm mỹ cho cửa cuốn cũng như không gian ngôi nhà.

2. Nan cửa

Nan cửa chính là “linh hồn” của một bộ cửa cuốn. Các loại cửa cuốn phân biệt với nhau dựa vào các nan cửa. Chúng có thể khác nhau về kiểu dáng và màu sắc nhưng có một điểm chung là được làm bằng nguyên liệu tốt nhất để đảm bảo độ bền đẹp cho hệ cửa. Các nan cửa có kết cấu vững chắc và ăn khớp nên giúp giảm tiếng ồn do va đập khi có gió hoặc các tác động ngoại lực.

Mỗi loại nan cửa sẽ có cấu tạo và hình thức khác nhau. Cùng điểm qua cấu tạo nan cửa của một số loại cửa cuốn phổ biến hiện nay để tìm ra sự khác biệt:

Cửa cuốn khe thoáng: nan cửa cuốn khe thoáng có kích thước 50mm, được làm từ hợp kim nhôm 6063, sơn ngoài trời cao cấp tĩnh điện giúp bề mặt nan phẳng đẹp. Trên bề mặt các nan cửa đều có 2 sọc với ba màu chính là ghi sáng, ghi đậm và café, tôn lên vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch cho ngôi nhà của bạn. Trên nan cửa cuốn khe thoáng có các lỗ thoáng linh hoạt để đón ánh sáng tự nhiên và lấy gió theo nhu cầu. Đồng thời có thể tự động điều chỉnh cửa mở ở trạng thái khe thoáng hay đóng kín theo ý muốn.

Cửa cuốn nan lớn Mega: các nan cửa có kích thước 120mm (gấp 2,4 lần nan cửa cuốn khe thoáng), thiết kế lỗ thoáng hình thoi có chiều cao lên đến 71mm. Cấu tạo này đảm bảo khả năng đối lưu không khí, giúp cho tầng một ngôi nhà luôn thông thoáng và chan hòa ánh sáng thiên nhiên.

Cửa cuốn trượt trần: nan cửa có kích thước siêu lớn, lên đến 750mm, được tạo cứng bởi 9 sóng, chiều cao biên dạng sóng 15mm đảm bảo cho thân cửa có độ cứng cao.

Cửa cuốn lớp: mỗi nan cửa có bề rộng lên đến 420mm, rộng gấp 6 lần cửa cuốn nan lớn và gấp 8 lần các loại cửa cuốn thông thường. Độ dày mỗi nan cửa là 40mm, dày gấp 3 – 4 lần so với các dòng cửa cuốn truyền thống. Mỗi bản nan có cấu tạo gồm 5 lớp, trong đó lớp giữa chứa hoạt chất Polyurethane dày tới 40mm, có tác dụng tăng cứng, chống ồn, chống ẩm, cách nhiệt, chống cháy. Bề mặt nan cửa phủ AKZONOBEL chuyên dụng, sơn cao cấp tĩnh điện, giúp bề mặt nan phẳng đẹp với nhiều màu sắc đa dạng.

3. Hệ thống truyền động

Các loại cửa cuốn thông thường đều vận hành nhờ vào hệ thống truyền động, bao gồm các bộ phận: ray dẫn hướng, thanh đáy, giá đỡ, hệ thống xích tải, con lăn, zoăng cao su.

Ray dẫn hướng được cấu tạo từ hợp kim nhôm hoặc thép, có kích thước chuẩn là độ dày từ 1.2mm đến 2mm, độ rộng từ 50mm đến 65mm. Tùy vào từng điều kiện của công trình mà có cách lắp khác nhau sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn, ray dẫn hướng của cửa cuốn lớp được làm bằng 2 lớp hợp kim nhôm đúc nguyên khối với độ dày 1.8mm và độ cứng 12, giúp cửa mở đúng hướng, đồng thời có thể chịu được gió, bão. Ray sử dụng trục dẫn động với độ dày 1.3mm, phi 42, hợp kim nhôm 6063.

Thanh đáy cửa cuốn được làm bằng hợp kim nhôm, giúp khép kín hoàn toàn cửa khi đóng lại giúp giảm tối đa tiếng ồn, ngăn khói bụi, mùi hôi cũng như côn trùng xâm nhập.

Giá đỡ của cửa được làm bằng các loại thép tốt, có mạ kẽm chống rỉ nên độ bền và tuổi thọ cao.

Hệ thống xích tải, con lăn, zoăng cao su cùng các thiết bị truyền động khác có tác dụng truyền động lực đến toàn bộ hệ thống cửa.

4. Hệ thống động cơ điện

Hệ thống động cơ điện của cửa cuốn bao gồm: motor, hộp điều khiển, tay điều khiển, công tắc âm tường, mặt bích.

Motor được coi là “cơ quan đầu não” của một bộ cửa cuốn, giúp cửa cuốn có thể tự động vận hành, tiết kiệm công sức và thời gian của con người. Motor có khả năng quay theo hai chiều, giúp cửa cuốn cuốn lên trên khi mở cửa hoặc tời xuống dưới khi đóng cửa. Động cơ motor cửa cuốn bao gồm các bộ phận: phần động cơ, phanh, rơ le điều khiển, truyền động.

Hộp điều khiển và bộ remote thông minh trang bị đầy đủ các tính năng. Hộp điều khiển có công dụng thu phát tín hiệu từ remote cầm tay để motor cửa cuốn vận hành và quay trục cửa cuốn, giúp mở cửa cuốn từ khoảng cách xa, an toàn và tiện lợi. Đặc biệt, bộ điều khiển có thể tích hợp được camera và smartphone giúp người dùng chủ động hơn trong khi vận hành cửa cuốn.

– Để  cửa cuốn vận hành được thì cần thêm 2 tay điều khiển giúp người dùng vận hành cửa cuốn từ xa và công tắc thường gắn ở chân tường nhà để các thành viên trong gia đình không có điều khiển cũng có thể đóng mở được cửa cuốn.

Mặt bích: là hệ thống các bánh răng giúp kết nối truyền động giữa mô tơ cửa cuốn và trục cửa cuốn. Ngoài ra nó còn có vai trò cố định mô tơ và cố định trục cửa cuốn.

5. Các phụ kiện khác

Ngoài ra, để tăng tính tối ưu trong vận hành cửa cuốn, chúng ta có thể lắp thêm một số phụ kiện khác như”

– Cửa thoát hiểm khi gặp sự cố thiên tai;

– Khóa chuyên dụng, thiết bị chống mở cửa chuyên dụng, thiết bị mở cửa khi mất điện;

– Thiết bị báo động, mạch đèn báo sáng, rơ le chống xổ lô, sensor hồng ngoại, điều khiển bằng điện thoại;

– Bộ lưu điện UPS là nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện.

Trên đây là những bộ phận cơ bản và cần thiết của cửa cuốn đồng bộ. Mỗi bộ phận có vai trò và chức năng khác nhau nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, giúp hệ thống cửa có thể vận hành linh hoạt và đảm bảo an toàn cho hệ cửa.

Banner-wasaki-ctkm-ho-tro-dai-ly